Như quý vị đã biết, cây mai vàng có khả năng chịu hạn giỏi, hợp với nơi quang đãng, khoảng khoát, trống trải. Nếu trồng mai vào chỗ đất rợp có nhiều cây cao tàn lá rợp ghe ra che phủ thì mai không tươi tốt được mà phát triển chậm. Cây mai còn chịu được ánh nắng trực xạ trong nhiều giờ, miễn đất trồng không bị hạn hán lâu ngày là được. Khả năng chịu nắng của cây mai vào khoảng 2000 giờ một năm. Thế nhưng, trồng mai không thể thiếu nước tưới, ngay cả trong mùa mưa.
Vì thế, nếu lập vườn trồng mai với diện tích lớn, chừng vài ngàn mét đất trở lên, ta phải lo liệu trước về nguồn nước tưới. Nếu không có nguồn nước thiên nhiên từ sông suối cạnh đó thì phải đào giếng hay khoan giếng mới có nước tưới mai.
==== >Tìm hiểu thêm: giá mai vàng hoành 50 hiện nay
Có thể nói lượng nước tưới cho cây mai cần khá nhiều, nhất là trong mùa nắng nóng, như vậy đất trồng mới đủ ẩm giúp mai sinh trưởng tốt.
Mai vàng chịu đất ẩm nên chỉ có nước tưới đầy đủ mới giữ được độ ẩm cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Đất trồng mà quá khô cằn thì bộ rễ nó dù tốt cũng không hút được chất dinh dưỡng để nuôi cây, dẫn đến việc cây sẽ kiệt sức dần và chết khô.
Nước dùng tưới mai không được nhiễm mặn, nhiễm phèn, độ pH thích hợp là 6,5. Các thứ nước mưa, nước máy dùng tưới cho mai rất tốt.
Nước giếng cũng dùng tưới được, nhưng thỉnh thoảng ta cần kiểm tra xem độ pH của nước có thích hợp hay không rồi mới dùng. Vì theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn thì độ pH của nước giếng ở nhiều nơi không có tính đồng nhất mà thường thay đổi, có khi trong một ngày mà sáng khác, chiều lại khác.
Ta có thể sử dụng nước ruộng, nước ao hồ sông suối để tưới cho vườn mai của mình, nếu biết chắc đó là nguồn nước ngọt, không nhiễm mặn, nhiễm phèn, không nhiễm chất độc hại của thuốc bảo vệ thực vật, hay xăng dầu, chất thải từ các nhà máy công nghiệp...
Tưới nước cho cây mai không nên nôn nóng, gấp gáp, không tưới bằng tia nước lớn mà tưới bằng tia nước nhỏ như vậy mới không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây mai. Tốt nhất là nên dùng thùng tưới có vòi sen, tưới vừa êm đất vừa không xói rễ.
Trong trường hợp tưới nước để tạo độ ẩm trong không khí thì nên tưới bằng béc phun sương mới đem lại kết quả tốt. Nếu vườn mai quá rộng thì nên cắt cử nhiều người tưới với nhiều địa điểm khác nhau.
- Tưới cây mai trong mùa nắng: Trong mùa nắng cây mai rất cần nước tưới. Vì vậy, mỗi ngày chúng ta nên tưới hai lần: buổi sáng tưới thật đẫm, và buổi thưa tưới bổ sung.
Buổi sáng, trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ, lúc vườn mai đã có ánh nắng chiếu rọi. Có ánh nắng thì nhiệt độ cao dần, chất trồng trong chậu đã bắt đầu khô dù hôm trước đó có tưới nước đầy đủ, nên tưới nước cho mai vào giờ này rất hợp lúc. Nước tưới buổi sáng thật đẫm mới tốt. Tưới đẫm là tưới cho cây no nước, chứ đừng để lầy nước.
=== > Xem thêm: Top 5 địa chỉ bán mai vàng sỉ giá tốt không nên bỏ lỡ
Buổi trưa, vào khoảng từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều, trời nắng gắt nên chất trồng trong chậu chóng khô, cần tưới cữ bổ sung. Nếu gặp ngày trời nắng nóng quá ta còn phải tưới đẫm khắp vườn, như tạo một trận mưa to làm nước lênh láng khắp nơi để giúp vườn mai giảm nhiệt nhanh.
- Tưới cây mai trong mùa mưa: Trong mùa mưa, công việc tưới mai tương đối nhẹ nhàng hơn so với mùa nắng nóng. Vào ngày có mưa to, ta khỏi phải tưới nước cho cây mai. Còn những ngày không mưa, ta nên cẩn thận thăm dò đất trồng trong chậu (hay đất vườn), nếu thấy đủ ẩm thì khỏi tưới, nhưng nếu thấy khô thì tưới một lần vào giữa trưa. Gặp trường hợp thời tiết thay đổi đột ngột như đang giữa mùa mưa mà liên tiếp có những ngày nắng gắt thì những ngày này nên tưới nước cho mai ngày đủ hai cữ như cách tưới trong mùa nắng.
Khi tưới nước vào chậu mai, ta nên tưới qua một lần, cách 10 đến 15 phút sau tưới lại lần nữa để nước tưới có đủ thời gian thấm đều chất trồng trong chậu.
Mỗi lần tưới nên để ý đến những chậu có hiện tượng nước rút quá chậm, hoặc tưới chưa nhiều mà nước trên mặt chậu cứ tràn hết ra ngoài, chứ không thấy thoát ra từ các lỗ thoát nước ở đáy chậu. Lý do là lỗ thoát nước dưới đáy chậu đó dã bị đất cát hoặc chất trồng dẽ chặt xuống bít kín.
Khi gặp trường hợp này ta nên lật chậu đó nghiêng hẳn qua một bên, rồi dùng cái que cứng chọc sâu vào các lỗ thoát nước ở đáy chậu kiểng, làm như vậy là để thông đường thoát nước. Lượng nước tưới dư vào chậu mai vàng cổ thụ nếu không thoát ra được thì có khác gì trồng cây mai vào nơi ngập úng?
Về kỹ thuật tưới nước cho cây mai, khó mà xác định được lượng nước cần tưới bao nhiêu gọi là đủ cho mỗi gốc. có những điều sau đây ta cần biết đến để tưới nước cho cây mai đúng cách:
- Chỉ tưới nước vừa đủ ẩm đất trồng, không để cây mai bị mất nước.
- Không nên tưới nước quá nhiều làm lầy đất. Nếu tưới lượng nước quá nhiều thì nước sẽ rút hết không khí có trong đất, đồng thời tạo điều kiện tốt cho nấm mốc sản sinh trong rễ giết hại cây mai.
- Vào ngày có nắng lớn, gió to thì nên tưới nhiều lần vì độ ẩm giảm mạnh.
- Vào ngày ít nắng, gió nhẹ thì độ ẩm không khí trong vườn không mấy sụt giảm nên chỉ cần tưới một lần là đủ.
- Cây mai có nhiều lá (tàn lớn) sẽ hút nhiều nước dẫn đến chất trồng mau khô, nên cần tưới nước nhiều. Còn cây mai ít lá (tàn nhỏ) trước khi tưới nên thăm dò chất trồng trong chậu, nếu thấy khô mới tưới.